Chuyên đề môn Tiếng Việt - Phần học vần, năm học 2020-2021
Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1. SGK Tiếng Việt 1 nhằm hiện thực hoá mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực ngôn ngữ, chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu.
Đặc biệt, lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học là chủ đạo vì có đọc được, trẻ mới hiểu được yêu cầu của bài học. Đối với học sinh khi bước vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Kĩ năng nhận biết và đọc của trẻ là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Dạy học vần nhằm tạo kĩ năng và thói quen học tập tích cực cho trẻ. Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn khối 1 đã cùng nhau bàn bạc, xây dựng lên kế hoạch giảng dạy cho bài Chuyên đề “Một số biện pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 phần Vần ”. Trong cuộc họp sinh hoạt chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Băng - Tổ trưởng tổ 1 đã nêu rõ mục tiêu, quy trình về môn học vần, chia sẻ cho giáo viên trong khối một số phương pháp giảng dạy sinh động để thu hút sự tập trung của học sinh. Nắm được những yêu cầu về Chuyên môn cũng như việc đổi mới trong quy trình dạy học từ SGK Tiếng Việt mới, cô giáo Hoàng Thị Đượm - GVCN lớp 1A thay mặt giáo viên trong khối thực hiện thao giảng tiết Học vần ( bài: u-ư). Trong tiết học, cô giáo đã vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để học sinh phát huy tối đa năng lực phát triển của bản thân. Để học sinh học tốt môn học vần, cô giáo đã sử dụng có hiệu quả bộ đồ dùng Tiếng Việt để các em được luyện tập ghép âm, ghép tiếng, tạo từ. Tiết dạy đã vận dụng cộng nghệ thông tin tạo các trò chơi để thu hút học sinh khi học vần. Học sinh được nhìn tranh, đoán hình và nói lên ý nghĩ cá nhân của mình về người và vật trong tranh. Học sinh tham gia thảo luận nhóm rất tích cực và đoàn kết. Các trò chơi trong tiết học được sử dụng linh hoạt, sinh động thu hút sự tập trung của học sinh và phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như mở rộng vốn từ em. Sau tiết dạy, các đồng chí giáo viên trong tổ đã áp dụng chuyên đề vào giảng dạy đạt hiệu quả.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của chuyên đề: